==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Sau Cách mạng tháng 10, một cuộc nội chiến bùng phát giữa chế độ mới và phong trào Bạch vệ phản cách mạng, tuy Hòa ước Brest-Litovsk đã chấm dứt những thù địch với Liên minh Trung tâm trong Thế chiến I. Nga đã mất các lãnh thổ Ukraina, Ba Lan, và Baltic, và Phần Lan khi ký kết hiệp ước. Các cường quốc Đồng Minh tung ra một can thiệp quân sự hỗ trợ cho các lực lượng chống Cộng sản và cả những người Bolsheviks cùng Bạch vệ đều tiến hành các chiến dịch trục xuất và hành quyết chống lại nhau, được gọi là Khủng bố Đỏ và Khủng bố Trắng. Tới cuối cuộc Nội chiến Nga nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của Nga đã bị phá huỷ nghiêm trọng, nạn đói năm 1921 đã làm thiệt mạng 5 triệu người.

LÀM GÌ NẾU THẤT LẠC HÀNH LÝ TẠI SÂN BAY NGA? LÀM GÌ NẾU THẤT LẠC HÀNH LÝ TẠI SÂN BAY NGA?

Lịch Sử Nga Phần 4 - Nga Xô viết

Lịch sử nước Nga sẽ được kể thông qua chương trình chương trình Nga đầy hấp dẫn

Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga cùng với các nước cộng hoà thuộc Liên xô khác dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã thành lập Liên bang Xô viết ngày 30 tháng 12 năm 1922. Trong số 15 nước cộng hoà thành lập Liên xô, Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga, nước cộng hoà lớn nhất về diện tích và chiếm tới hơn một nửa dân số Nga, thống trị Liên bang Xô viết trong toàn bộ lịch sử 89 năm của nó, Liên bang Xô viết thường được gọi, dù một cách không chính thức, là "Nga" và người dân của nó là "người Nga".

Sau cái chết của Lenin năm 1924, một lãnh đạo Bolshevik khác Joseph Stalin đã củng cố quyền lực và trở thành một nhà độc tài. Ông đưa ra một nền kinh tế chỉ huy, nhanh chóng công nghiệp hoá đất nước vẫn còn hầu hết là nông nghiệp, và tập thể hoá nền nông nghiệp. Những động thái này đã biến Liên xô từ một nền kinh tế nông nghiệp trở thành một cường quốc công nghiệp trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, sự chuyển tiếp này có được với một giá đắt. Hàng triệu người đã chết vì hậu quả của những chính sách gay gắt của chính phủ (xem Gulag, Phi kulak hoá, Di chuyển dân cư tại Liên xô, Nạn đói Liên xô 1932–1933, và Đại thanh trừng).

Ngày 22 tháng 6 năm 1941, Phát xít Đức xâm lược Liên xô với lực lượng lớn nhất và mạnh nhất trong lịch sử nhân loại, mở ra mặt trận lớn nhất của Thế chiến II. Dù quân đội Đức có những thắng lợi to lớn ở thời điểm ban đầu, cuộc tấn công của họ đã bị chặn lại trong Trận Moscow; sau đó người Đức đã phải chịu nhiều thất bại quan trọng khác, đầu tiên tại Trận Stalingrad mùa đông năm 1942–1943, và sau đó tại Trận Kursk vào mùa hè năm 1943. Một nơi khác với thất bại của Phát xít và chủ nghĩa anh hùng Liên xô là Leningrad, bị các lực lượng Đức phong toả hoàn toàn trên đất liền giai đoạn 1941–44 và phải chịu nạn đói với hàng triệu người chết, nhưng không bao giờ đầu hàng. Dưới sự lãnh đạo của các vị tướng xuất chúng như Georgy Zhukov và Konstantin Rokossovsky, các lực lượng Liên xô đã tiến qua Đông Âu năm 1944–45 và chiếm Berlin tháng 5 năm 1945. Sau khi đạt được thắng lợi vĩ đại, quân đội Liên xô đẩy lùi Nhật Bản khỏi vùng Mãn Châu của Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, một đóng góp quan trọng vào thắng lợi của Đồng Minh trước Nhật Bản.

Giai đoạn 1941–1945 của Thế chiến II được gọi là Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại tại Nga. Trong cuộc xung đột này, vốn gồm nhiều chiến dịch quân sự có thiệt hại nhân mạng lớn nhất trong lịch sử loài người, con số thương vong của quân đội Liên xô là 10.6 triệu và thường dân là 15.9 triệu người, chiếm khoảng một phần ba tổng số thương vong trong Thế chiến II. Kinh tế và hạ tầng Liên xô bị phá huỷ nặng nề nhưng Liên bang Xô viết đã nổi lên trở thành một siêu cường được công nhận. Hồng quân chiếm Đông Âu sau cuộc chiến, gồm cả nửa phía đông của nước Đức; Stalin đã thiết lập các chính phủ xã hội chủ nghĩa tại các quốc gia vệ tinh này. Trở thành cường quốc hạt nhân số hai thế giới, Liên xô đã thành lập Khối hiệp ước Warszawa đồng minh và bước vào một cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng trên thế giới với Hoa Kỳ, được gọi là cuộc Chiến tranh Lạnh. Liên xô đã đưa ý thức hệ Cộng sản của mình tới những đồng minh mơói giành được độc lập, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa cùng với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, trong khi cũng giúp các nước này thực hiện công nghiệp hoá và phát triển. Sau đó các ý tưởng của Chủ nghĩa Cộng sản cũng đã giành được chỗ đứng tại Cuba và nhiều quốc gia khác.

Sau khi Stalin chết và một giai đoạn lãnh đạo tập thể ngắn, một lãnh đạo mới Nikita Khrushchev lên án sự sùng bái cá nhân với Stalin và khởi động quá trình phi Stalin hoá. Các trại lao động Gulag bị bãi bỏ và đại đa số tù nhân được thả ra; việc giảm nhẹ các chính sách đàn áp sau này được gọi là thời kỳ tan băng Khruschev. Liên bang Xô viết phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của thế giới, Sputnik 1, và nhà du hành vũ trụ Nga Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên bay quanh Trái Đất trên tàu vũ trụ có người điều khiển đầu tiên, Vostok 1. Những căng thẳng với Hoa Kỳ lên cao khi hai đối thủ xung đột về việc Mỹ triển khai các tên lửa Jupiter tại Thổ Nhĩ Kỳ và Liên xô triển khai tên lửa tại Cuba.

Sau khi Khrushchev bị loại bỏ, một giai đoạn cầm quyền tập thể ngắn khác kế tiếp, cho tới khi Leonid Brezhnev lên nắm quyền lãnh đạo chính trị Liên xô vào đầu thập niên 1970. Thời kỳ cầm quyền của Brezhnev chứng kiến giai đoạn trì trệ kinh tế, bởi những nỗ lực cải cách của Thủ tướng Alexey Kosygin, đã bị dừng lại. Những cuộc cải cách này có mục tiêu chuyển trọng tâm của nền kinh tế Liên xô từ công nghiệp nặng và sản xuất quân sự sang công nghiệp nhẹ và sản xuất hàng tiêu dùng, tuy nhiên điều này cũng có nghĩa là việc phi tập trung hoá nền kinh tế và áp dụng các yếu tố kiểu tư bản, và giới lãnh đạo Cộng sản sẽ không bao giờ chấp nhận nó. Từ năm 1979 cuộc chiến tranh Xô viết tại Afghanistan đã làm cạn kệt các nguồn tài nguyên kinh tế mà không mang lại một kết quả có ý nghĩa chính trị nào. Cuối cùng các lực lượng Liên xô đã rút khỏi Afghanistan năm 1989 vì sự phản đối quốc tế và thiếu sự ủng hộ từ trong nước. Căng thẳng giữa Liên xô và Mỹ lại gia tăng vào đầu thập niên 1980, được tăng cường bởi tình cảm chống Liên xô tại Mỹ, đề xuất SDI, và vụ bắn hạ chuyến bay 007 của Korean Air Lines năm 1983 của Liên xô.

Trước năm 1991, kinh tế Liên xô là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng trong những năm cuối cùng nó đã bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt hàng hoá, những khoản thâm hụt tài chính khổng lồ và việc tăng nguồn cung tiền đã dẫn tới lạm phát. Từ năm 1985 trở về sau, lãnh đạo cuối cùng của Liên xô Mikhail Gorbachev đã đưa ra các chính sách glasnost (mở cửa) và perestroika (tái cơ cấu) trong một nỗ lực nhằm hiện đại hoá đất nước và biến nó thành dân chủ hơn. Tuy nhiên, việc này đã dẫn tới sự trỗi dậy của các phong trào quốc gia và sự giải tán Liên xô. Tháng 8 năm 1991, một cuộc đảo chính quân sự bất thành, chống lại Gorbachev và có mục tiêu duy trì Liên xô, đã dẫn tới sự sụp đổ của nó. Tại Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga, Boris Yeltsin lên nắm quyền lực và tuyên bố chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa. Liên xô tan rã thành 15 nước cộng hoà độc lập và chính thức giải tán tháng 12 năm 1991. Boris Yeltsin được bầu làm Tổng thống Nga tháng 6 năm 1991, cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp đầu tiên trong lịch sử Nga.

Lịch Sử Nga Phần 4 - Nga Xô viết

Lịch Sử Nga Phần 4 - Nga Xô viết
21 2 23 44 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==