Trong một bài viết, nhà bình luận Konstantin Bogdanov (Nga) ví von Su-30SM như là món quà Ấn Độ dành tặng cho KQ Nga. Trong một bài viết đăng trên RIA Novosti, Konstantin Bogdanov - nhà bình luận quân sự nổi tiếng người Nga đã ví von Su-30SM như là món quà Ấn Độ dành tặng cho Không quân Nga.
NHỮNG VẬT DỤNG KHÔNG NÊN MANG THEO
Mối quan hệ giữa Ấn Độ đang được tăng cường với xứ sở bạch dương - du lịch Nga sẽ ngày càng phát triển ở thị trường Ấn
Nhận định trên được ông Bogdanov đưa ra khi bình luận về việc BQP Nga chọn mua tiêm kích đa năng Su-30SM, một biến thể giống với Su-30MKI mà Nga đã xuất khẩu cho Ấn Độ từ hơn 10 năm trước và dường như đây là lựa chọn thực dụng nhưng hợp lý.
Theo chương trình mua sắm của BQP nước này, Không quân Nga sẽ được nhận ít nhất 60 chiếc Su-30SM, trong khi đó, Không quân Hải quân Nga cũng đã nhận những chiếc Su-30SM đầu tiên trong tổng số 50 chiếc đã được đặt mua và bàn giao từ nay tới năm 2020.
Điều thú vị đặc biệt nhất là ở chỗ, Irkut, vốn là đơn vị chuyên sản xuất và xuất khẩu dòng máy bay chiến đấu Su-30 có "cánh mũi" đi khắp thế giới lại đang chạy hết công suất để phục vụ các đơn hàng từ trong nước. Câu hỏi đặt ra là tại sao BQP Nga lại đặt mua Su-30?
Phải khẳng định rằng Su-30 là một họ máy bay chiến đấu hoàn toàn mới do Nga sản xuất (không nên nhầm lẫn với các loại máy bay do Liên Xô sản xuất trước đó) và được đánh giá là nổi tiếng nhất ở bên ngoài nước Nga.
Vào năm 1993, phiên bản xuất khẩu, định danh Su-30K đã được phát triển với kỳ vọng sẽ phá vỡ nhiều kỷ lục về tính năng cũng như đạt doanh số bán ra lên tới hàng trăm chiếc. Họ máy bay này liên tục được phát triển để rồi sau đó chia làm 2 dòng, gồm:
- Dòng Su-30 "Trung Quốc" với các biến thể Su-30MKK/MK2 được sản xuất bởi Nhà máy Komsomolsk-on-Amur (KNAAP) tại TP. Komsomolsk, bên sông Amur (Viễn Đông) và xuất khẩu tới Venezuela, Indonesia, Uganda, Việt Nam, tất nhiên, cả Trung Quốc.
- Dòng Su-30 "Ấn Độ" với định danh Su-30MKI được sản xuất bởi Nhà máy Irkut để xuất khẩu cho Ấn Độ và sau đó cũng được các nước khác như Algeria (Su-30MKA) và Malaysia (Su-30MKM).
Trong đó, Su-30MKI được đánh giá là hoàn hảo với thiết kế kiến trúc mở, cho phép dễ dàng tích hợp thêm các hệ thống mới vào các thiết bị điện tử và mang phóng được nhiều loại vũ khí có điều khiển chính xác hiện đại được cung cấp bởi nhiều nhà sản xuất khác nhau.
Cụ thể, Su-30MKI được trang bị radar và hệ thống ngắm bắn quang học của Nga, hệ thống dẫn đường và hiển thị của Pháp, hệ thống điều khiển hỏa lực và tác chiến điện tử của Israel và các máy tính của Ấn Độ. Trong khi đó, Su30MK2 khó có thể làm được như vậy.
Lý giải đơn giản nhất về việc BQP Nga lựa chọn Su-30SM phát triển trên nền Su-30MKI là do Irkut, với dây chuyền công nghệ sẵn có, ngày càng được hoàn thiện qua hơn 10 năm cung cấp sản phẩm chủ lực này cho Ấn Độ.
Điều đó có nghĩa rằng sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hợp lý, thỏa mãn được yêu cầu của BQP Nga một cách hoàn hảo cả về tính năng lẫn tiến độ cung cấp.
Rõ ràng, các đơn hàng của BQP Nga đã thổi luồng sinh khí mới vào một dây chuyền đang chạy ngon lành, cho phép tối ưu hóa thêm công nghệ, sắm mới nhiều thiết bị hiện đại và tận dụng được nguồn nhân lực kỹ thuật cao có sẵn, giúp hạ đơn giá sản xuất.
Đây là cách tiếp cận tối ưu, đảm bảo các yếu tố nhanh - nhiều - tốt - rẻ, đáp ứng ngay lập tức nhu cầu phát triển của Quân đội Nga. Do vậy, nhà bình luận Konstantin Bogdanov (Nga) ví von Su-30SM như là món quà Ấn Độ dành tặng cho KQ Nga là hoàn toàn chính xác.
Dường như phương thức này cũng đang được áp dụng rộng rãi trong các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga.
Cụ thể ở đây là dòng máy bay huấn luyện chiến đấu Su-30M2 dành cho Không quân Nga với mục đích chuyển loại cho phi công tiêm kích Su-35S và gần đây nhất là tiêm kích trên hạm MiG-29K cho Ấn Độ đều hưởng lợi từ những phát triển từ cách làm của Su-30SM.
Tự thân cách tiếp cận này đã chứng minh tính logic hợp lý của nó. Vì thế, Quân đội Nga hy vọng phát huy được những kinh nghiệm kể trên nhằm hỗ trợ cho các mẫu máy bay mới vốn đang được triển khai và đã đạt được những thành công nhất định.
Không quân Nga hiện đang mong chờ những chiếc máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Sukhoi T-50 và Hải quân Nga cũng trông đợi những chiếc tàu ngầm phi hạt nhân lớp Lada.
Trong khi đó, Lục quân Nga "tẩy chay" các dòng xe tăng, xe bọc thép hiện có và thúc giục các nhà sản xuất sớm hoàn thiện các mẫu xe hoàn toàn mới, khi đó họ mới chính thức đặt mua.
Nói đúng ra, Lục quân Nga cũng muốn được như Không quân khi chọn mua được những vũ khí giá rẻ, sản xuất loạt lớn, có trang bị tốt và có cấu trúc mở để nâng cấp, thay đổi cấu hình dễ dàng giống như Su-30SM.