Biển Caspi (cũng được phiên âm là: Caxpi, Hán Việt: Lý Hải) là hồ nước lớn nhất trên thế giới tính về cả diện tích và thể tích. Diện tích mặt nước là 371.000 km² và thể tích 78.200 km³. Vì không thông với đại dương nên đây đúng là một hồ nước tuy mang tên "biển". Du lich Nga ghé thăm Caspi, nơi cũng được gọi là biển vì nước hồ có vị mặn của muối. Nồng độ muối của nước hồ là khoảng 1,2%, xấp xỉ 1/3 nồng độ muối của nước biển.
Đại học Tổng Hợp Matxcova - Đại học Lômônôxốp
Biển Caspi nằm giữa Nga ở bờ phía bắc và Iran ở bờ phía nam. Đông tây giáp các nước Turkmenistan, Kazakhstan và Azerbaijan. Độ sâu tối đa của hồ là khoảng 1.025 m. Sông Volga, con sông dài nhất châu Âu là nguồn nước chính đổ vào biển Caspi.
Địa lý
Biển Caspi được bao bọc bởi Liên bang Nga dọc theo khu vực được kiểm soát phía nam. (Dagestan, Kalmykia, tỉnh Astrakhan), Azerbaijan có gần 20 thành phố gần biển Caspi, Iran (tỉnh Gilan, Mazandaran và Golestan), Turkmenistan và Kazakhstan, với các thảo nguyên Trung Á ở phía bắc và đông. Ở bờ biển phía đông Turkmenistan là một vịnh lớn, vịnh Garabogazköl. Vùng trũng Caspi nằm ở phía bắc vùng biển. Biển được nối với Biển Azov bởi Kênh đào Manych và Kênh đào Volga-Don.
Độ mặn
Phụ thuộc vào lưu lượng nước ngọt chảy vào, biển Caspi là một hồ nước ngọt ở phần phía bắc. Nó mặn hơn ở bờ biển Iran. Vịnh Garabogazköl còn mặn hơn độ mặn của nước biển.
Giao thông vận tải
Trên biển Caspi có một số dịch vụ phà chuyên tuyến, đó là:
- tuyến phà nối giữa Turkmenbashi, Turkmenistan (trước đây là Krasnovodsk) và Baku
- tuyến phà nối giữa Baku và Aktau
Về mùa đông, phần phía Bắc của biển Caspi bị đóng băng. Trong những mùa đông giá lạnh nhất thì ở phía nam của biển Caspi cũng có băng.
Động Vật
Biển Caspi có một lượng lớn cá tầm, với trứng của nó được chế biến thành món trứng cá muối. Trong những năm gần đây việc đánh bắt thái quá đã đe dọa quần thể cá tầm tới mức các nhà bảo vệ môi trường chủ trương ngăn cản việc đánh bắt cá tầm hoàn toàn cho đến khi quần thể này được phục hồi. Tuy nhiên, do giá của trứng cá tầm là đủ cao để các ngư dân có thể hối lộ nhiều cho các quan chức tham nhũng, làm cho các quy định tại nhiều khu vực là không hiệu quả. Việc thu hoạch trứng cá tầm còn đe dọa trầm trọng thêm quần thể cá, do nó nhắm tới những cá cái sinh sản.
Hải cẩu Caspi (Phoca caspica/Pusa caspica) là loài đặc hữu của biển Caspi, một trong số rất ít các loài hải cẩu sinh sống trong các vùng nước nội địa (xem thêm hải cẩu Baikal).
Tên gọi của một vài loài chim, như mòng biển Caspi (Larus cachinnans) hay nhạn biển Caspi (Hydroprogne caspia) lấy theo tên gọi của biển này.
Có một vài loài cá đặc hữu của biển Caspi, bao gồm cá kutum (Rutilus frisii kutum), cá dầy (Rutilus rutilus), cá vền (Abramis brama), và một vài loài cá hồi. Cá hồi Caspi hiện trong tình trạng cực kỳ nguy cấp.
Nguồn Wikipedia.