==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Sakhalin là một hòn đảo lớn ở phía bắc Thái Bình Dương, nằm giữa 45°50' và 54°24' vĩ Bắc. Hòn đảo là một phần của nước Nga, và cũng là hòn đảo lớn nhất của liên bang này. Về mặt hành chính, đảo là một phần của tỉnh Sakhalin. Sakhalin có diện tích bằng khoảng một phần năm diện tích của Nhật Bản, nằm ở ngay bờ biển phía đông của Nga, và nằm ngay phía bắc bờ biển đảo Hokkaido của Nhật Bản. Các dân tộc bản địa trên đảo là người Ainu, người Orok, và người Nivkh. Hầu hết người Ainu đã tái định cư đến Hokkaidō khi người Nhật bị trục xuất khỏi đảo vào năm 1949.

Sergiev Posad - Điểm nút đầu tiên trong hệ thống chiếc nhẫn vàng ở Nga Sergiev Posad - Điểm nút đầu tiên trong hệ thống chiếc nhẫn vàng ở Nga

Trong thế kỷ 19 và 20, cả hai quốc gia Nga và Nhật Bản đều đã từng tuyên bố có chủ quyền đối với Sakhalin, hai nước đã tranh chấp quyết liệt để giành được quyền kiểm soát đảo.

Đảo Sakhalin

hòn đảo tranh chấp Sakhalin - một địa điểm du lich nga bạn đừng bỏ lỡ! 

Sakhalin tách biệt với lục địa qua eo biển Tatar hẹp và nông, thường bị đóng băng vào mùa đông ở phần hẹp nhất của nó, và tách biệt với Hokkaidō, (Nhật Bản) qua eo biển Soya hay eo biển La Pérouse. Sakhalin là đảo lớn nhất tại Nga, dài 948 km (589 mi), và rộng 25 đến 170 km (16 đến 106 mi), diện tích đạt 72.492 km2 (27.989 sq mi).

Còn nhiều điều chưa hoàn chỉnh trong kiến thức về kết cấu sơn văn và địa chất của đảo. Một giải thuyết cho rằng Sakhalin đã nổi lên từ vòng cung đảo Sakhalin. Gần hai phần ba Sakhalin là đồi núi. Có hai dãy núi chạy song song từ bắc đến nam đảo, đạt đến cao độ 600–1500 m (2000–5000 ft). Đỉnh cao nhất của dãy núi phía Tây là Ichara với cao độ 1.481 m (4.859 ft), còn đỉnh cao nhất dãy núi phía Đông là Lopatin với cao độ 1.609 m (5.279 ft), đó cũng là đỉnh cao nhất trên đảo. Thung lũng Tym-Poronaiskaya chia tách hai dãy núi. Các dãy núi Susuanaisky và Tonino-Anivsky đi ngang qua đảo ở phía nam, trong khi đồng bằng đầm lầy Bắc Sakhalin chiếm phần lớn miền Bắc.

Các đá kết tinh trồi lên tại một vài mũi đất; các đá vôi kỷ Phấn trắng, bao gồm một hệ động vật phong phú và đặc trưng của các cúc đá khổng lồ, xuất hiện tại Dui ở bờ biển phía tây; và các cuội kết, cát kết, mác-nơ và đất sét phân đại Đệ tam, bị bao phủ bởi các biến động tiếp sau, được tìm thấy tại nhiều phần của đảo. Đất sét, có chứa các tầng than và hóa thạch thực vật phong phú, đã thể hiện rằng trong thế Trung Tân, Sakhalin tạo thành một phần của một lục địa bao gồm phía bắc châu Á, Alaska và Nhật Bản, và đã có một khí hậu tương đối ấm áp. Các trầm tích thế Thượng Tân có chứa một loài động vật nhuyễn thể sống ở gần Bắc Cực, cho thấy rằng cầu nối giữa Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương có lẽ từng rộng lớn hơn so với bây giờ.

Các sông chính trên đảo: Tym, dài 330 km (205 mi) và thuyền nhỏ cùng bè có thể thông hành 80 km (50 mi), chảy về phía bắc và đông bắc với nhiều ghềnh và chỗ nông, đổ vào biển Okhotsk. Sông Poronai chảy theo hướng nam-đông nam và đổ vào vịnh Patience hay vịnh Shichiro ở bờ biển đông nam của đảo. Có ba dòng chảy nhỏ khác đổ vào vịnh Aniva hình bán nguyệt ở cực nam của đảo.

Đảo Sakhalin

Vào đầu thế kỷ, khoảng 32.000 người Nga (trong đó hơn 22.000 người bị kết án tù) đã sinh sống ở Sakhalin cùng với hàng nghìn cư dân bản địa. Dân số hòn đảo đã tăng lên 546.695 theo điều tra dân số năm 2002, 83% trong đó là người Nga, theo sau là người Triều Tiên với khoảng 30.000 (5,5%), người Ukraina và người Tatar, người Yakut và người Evenk. Cư dân bản địa bao gồm khoảng 2.000 người Nivkh và 750 người Orok. Người Nivkh ở phía bắc sinh sống nhờ đánh cá và săn bắn. Năm 2008, có 6.416 người được sinh ra và 7.572 người tử vong.

Thủ phủ Yuzhno-Sakhalinsk là một thành phố có khoảng 175.000 cư dân, và có một thiểu số lớn người Triều Tiên, thường được gọi là người Triều Tiên Sakhalin, họ đã bị người Nhật ép buộc đưa đến đảo trong Chiến tranh thế giới thứ hai để làm việc trong các mỏ than. Phần lớn cư dân Sakhalin sống tại nửa phía nam của hòn đảo, chủ yếu tập trung quanh Yuzhno-Sakhalinsk và hai đô thị cảng Kholmsk và Korsakov.

Biển Okhotsk đảm bảo Sakhalin có một khí hậu lạnh song ẩm ướt, thay đổi từ khí hậu lục địa ẩm (Köppen Dfb) ở phía nam đến khí hậu cận Bắc Cực (Dfc) ở miền trung và miền bắc. Sự ảnh hưởng của hải dương khiến cho khí hậu trên đảo mát hơn rất nhiều vào mùa hè so với các thành phố cùng vĩ độ trong nội địa như Cáp Nhĩ Tân hay Irkutsk, song khiến cho mùa đông có nhiều tuyết rơi trong khi vẫn cực kỳ lạnh giá, chỉ ấm hơn vài độ so với các thành phố Đông Á có cùng vĩ độ. Mùa hè trên đảo cũng khiến cho con người có cảm giác khó chịu với sương mù và ít ánh nắng mặt trời và điều kiện liên tục ẩm ướt thích hợp cho muỗi phát triển.

Sakhalin có lượng mưa lớn, do có gió mạnh về đất liền vào mùa hè và các cơn bão tại Bắc Thái Bình Dương ảnh hưởng đến đảo với tần suất cao vào mùa thu. Lượng mưa thay đổi từ 500 milimét (20 in) ở bờ biển tây bắc đến hơn 1.200 milimét (47 in) ở vùng đồi núi phía nam. Ngược với vùng nội địa Đông Á, gió thổi về đất liền đảm bảo cho Sakhalin có mưa quanh năm và lên đến đỉnh vào mùa thu. Lớp băng tuyết có thể dày đến 5 mét tại các khu vực đồi núi của đảo.

Sakhalin có "khu vực một của nền kinh tế" dựa vào xuất khẩu dầu khí và khí thiên nhiên, khai thác than đá, lâm nghiệp, và đánh cá. Ngành nông nghiệp hạn chế với các cây trồng như lúa mạch đen, lúa mì, yến mạch, đại mạch và rau, song thời gian sinh trưởng trung bình của chúng ít hơn 100 ngày.

Sau sự sụp đổ của Liên Xô và tự do hóa kinh tế, Sakhalin đã trải qua thời kỳ bùng nổ dầu khí với các hoạt động thăm dò và khai thác được mở rộng với sự tham gia của hầu hết các tập đoàn đa quốc gia. Trữ lượng dầu mỏ và khí thiên nhiên của Sakhalin được tính tính đạt khoảng 14 tỉ thùng (2,2 km³) dầu mỏ và 96 tỉ tỉ ft³ (2.700 km³) khí thiên nhiên và đang tiến hành mở rộng theo các hợp đồng thỏa thuận phân chia sản phẩm liên quan đến các công ty dầu mỏ quốc tế như ExxonMobil và Shell.

Đảo Sakhalin

Đảo Sakhalin
10 1 11 21 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==