Thời điểm xây dựng
Đài tưởng niệm chiến sĩ vô danh được khánh thành vào ngày 8/5/1967, bên trong của khu vườn Alexander, ngay dưới chân tường thành điện Kremlin.
Krasnoyarsk Nga, thành phố KrasnoyarskNgày nay, mộ chiến sĩ vô danh là một địa điểm rất có ý nghĩa đối với người dân nước Nga nói chung và là một địa điểm thú vị trong hành trình du lịch Nga với du khách quốc tế.
Điều đặc biệt
Có một điều vô cùng đặc biệt tại mộ chiến sĩ vô danh tại Moscow đó chính là ‘’Ngọn lửa vĩnh cửu’’ hay ‘’ngọn lửa bất diệt’’ được thắp sáng không ngừng nghỉ dù ngày hay đêm, tại vị trí trung tâm của ngôi sao trên mộ của những chiến sĩ đã hy sinh anh dũng bảo vệ độc lập tổ quốc Nga. Dù đó có là những ngày mùa đông giá rét, mưa tuyết bão bùng thì ngọn lửa không bao giờ có thể tắt được – điều này thể hiện ý nghĩa rằng người dân nước Nga luôn luôn một lòng tưởng nhớ đến những sự hy sinh đầy thầm lặng của lính Hồng quân đã hy sinh thân mình vì đất nước trong cuộc chiến những năm 1941 – 1945 thời điểm chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Ngọn lửa vĩnh cửu trên được truyền về Moscow từ Đài tưởng niệm Marsov ở Leningrad. Và cho tới ngày nay, lúc nào cũng luôn có hai quân nhân trẻ đứng nghiêm chỉnh túc trực bên mộ, cứ một tiếng đồng hồ lại đổi ca trực một lần. Vào mỗi dịp lễ kỷ niệm chiến thắng trước quân phát xít Đức, có rất nhiều lãnh đạo cấp cao cũng như các đoàn ngoại giao quốc tế cùng người dân đến đặt vòng hoa tưởng niệm trước Mộ chiến sĩ vô danh.
Lịch sử hình thành
Quân đội Đức quốc xã bao vây thủ đô Moscow vào năm 1941, và ngày này vào 25 năm sau ngày 3/12/1966 người ta đã di chuyển một hài cốt của chiến sĩ Hồng quân đã anh dũng hy sinh trên xa lộ Leningrad – cách trung tâm Moscow khoảng 41km để chôn cất dưới chân tường thành điện Kremlin. Và sau này, chính ngày 3/12/1966 đã được chọn là ngày chiến sĩ vô danh.
Tại vị trí chôn cất, chính quyền đã xây một ngôi mộ bằng đá hoa, ở phía bên trên đắp nổi một ngôi sao 5 cánh. Phía cao hơn khoảng 0,5m người ta cho dựng một chiếc mũ sắt Hồng quân phiên bản 1941 và lá cờ chiến thắng – tất cả đều được làm bằng đồng. Sau đó vào năm 1975, người ta đã bổ sung một cành nguyệt quế cũng làm bằng đồng – biểu tượng của sự chiến thắng lên trên lá cờ. Năm 2010, một bức tường thấp màu đỏ được dựng lên phía bên phải ngôi mộ, phía cuối lối đi có tới 9 khối đá đỏ chứa một chiếc lọ. Trong mỗi chiếc lọ lại có đất đến từ 9 thành phố đầy anh hùng dưới thời chiến tranh vệ quốc. Sau này, một khối đá đỏ nữa đã được bổ sung với phần đất từ pháo đài Brest.
Trong nhiều năm liền trở lại đây, gần như đã thành một truyền thống tốt đẹp trong văn hóa của người Nga, đó chính là khi những cặp đôi thành vợ thành chồng trong ngày cưới, họ sẽ đến trước Mộ chiến sĩ vô danh để thắp nến, bày tỏ lòng biết ơn, lòng thành kính đối với những người đã ngã xuống để gìn giữ hòa bình, để cho họ có hạnh phúc như ngày hôm nay.