==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Nhà thờ Giao Hội Chính Thống Nga có thiết kế độc đáo và khác biệt so với các nhà thờ phương tây. Các nhà thờ có nội thất tinh xảo và phong phú bởi tranh ảnh và những vật Thánh được treo trên các bức tường. Ngoài ra các nhà thờ này còn trưng bày hình ảnh đại diện cho Theotokos (người được đặc biệt tôn kính trong Giao Hội Chính Thống Nga), các Thánh, và các bức tranh miểu tả lại cuộc sống và đạo nghiệp của họ.

Thành phố Ulan Ude Thành phố Ulan Ude

Du lịch Nga - nhà thờ Giao Hội Chính Thống

Nha tho chinh thong giao nga - Ảnh 1

Vàng kim là sắc màu chủ đạo trong các nhà thờ, nó đại diện cho một vương quốc thiên đường và cũng đem lại chiều sâu đối với các chi tiết chạm khắc. Các bức tranh được sáng tác trên không gian hai chiều nhưng tạo trải nghiệm tuyệt vời về không gian ba chiều bên trong khung gỗ, các bức tranh thay đổi dựa theo các góc và vị trí quan sát.

Nha tho chinh thong giao nga - Ảnh 2

Một điểm đáng chú ý khác với các Nhà thờ Chính Thống Giao Nga là các biểu tượng, chi tiêt chạm khắc hoặc các bức tranh có thể hiện diện ở bất cứ đâu kể cả trên các mái vòm. Trên trần của nhiều nhà thờ (bên trong vòm chính) là hình tượng của Chua Kito. Các hình ảnh đó nhấn mạnh con người và thiên tính của người, chúng thể hiện rằng Chúa Kito có khởi đầu là người trần và đương nhiên cũng là Thiên Chúa bất tử.

Nha tho chinh thong giao nga - Ảnh 3

Hầu hết các nhà thờ được thắp sáng bằng nến hay vì ánh sáng điện và có nhiều đế nến trước  các biểu tượng, nó phục vụ phong tục thường thấy tại đây, các tín đồ sẽ thắp sáng những ngọn nến và đặt chúng lên ban. Nghi lễ này có nghĩa như lời cầu nguyện với Thiên Chúa, Đức Mẹ hoặc các thiên thần hay yêu cầu giúp đỡ trên con đường khó khăn để cứu độ và giải thoát khỏi tội lỗi của các tín đồ.

Nha tho chinh thong giao nga - Ảnh 4

Đôi khi các đáy của thánh giá trong các nhà thờ Chính Thống Giao của Nga sẽ được trang trí bằng một lưỡi liềm. Quan niệm sai lầm này bắt nguồn từ cuộc chinh phạt của Sa Hoàng Ivan Hung Bạo vào năm 1552 khi tấn công thành phố Kazan được cai trị bởi người hội giáo Tatars. Để tưởng nhớ sự kiện này, ông quyết định rằng từ đó về sau lượi liềm Hồi giáo được đặt ở dưới cùng của thập giá để thể hiện chiến thắng của thập giá (Kito giáo) đối với lưỡi liềm (Hồi giáo).

Nha tho chinh thong giao nga

Nha tho chinh thong giao nga
14 1 15 29 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==