Vị trí quần đảo Kuril
Quần đảo Kuril theo cách gọi của Nga, hay quần đảo Chishima theo cách gọi của Nhật Bản (âm Hán Việt: Thiên Đảo liệt đảo; nghĩa là "chuỗi 1000 đảo") nay thuộc tỉnh Sakhalin của Nga, là một quần đảo núi lửa trải dài khoảng 1.300 km về phía đông bắc từ Hokkaidō, Nhật Bản tới Kamchatka của Nga, ngăn biển Okhotsk bên tây bắc và Thái Bình Dương phía đông nam. Quần đảo này có khoảng 56 đảo và nhiều đảo đá nhỏ khác. Hành trình tour du lich Nga chắc chắn sẽ thú vị nếu như các bạn đến với đảo Kuril.
Lịch sử hình thành quần đảo Kuril
Sau phát xít Nhật bại trận vào năm 1945, Liên Xô chiếm đóng toàn bộ quần đảo Kuril từ phía Nhật, và nay là của Nga. Tất cả cư dân trên đảo sau đó đã được đưa sang định cư ở vùng Trung Á thuộc Liên Xô. Tuy nhiên đến nay Nhật vẫn khẳng định chủ quyền của mình ở 4 đảo cực nam của quần đảo này.
Sử liệu của Nga đề cập lần đầu tiên đến Kuril vào khoảng năm 1646, đã chậm hàng chục năm sau khi người Nhật đề cập tới những hòn đảo này nhưng mãi đến tận năm 1679 nhà thám hiểm Vladimir Atlasov mới thu thập được dữ kiện cụ thể về quần đảo. Sang thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, các nhà thám hiểm như Danila Antsiferov, I. Kozyrevsky, Ivan Evreinov, Fyodor Luzhin, Martin Shpanberg, Adam Johann von Krusenstern (Ivan Fedorovich Kruzenshtern), Vasily Golovnin và Henry James Snow lần lượt đặt chân lên Kuril.
Sử liệu của Nhật Bản đã nhắc tới vùng đất này từ thời Edo (1590) trong các văn bản của Toyotomi Hideyoshi (Phong Thần Tú Cát).
Bốn đảo được sáp nhập vào Liên Xô ngày 18-8-1945, tức ba ngày trước khi Nhật Bản tuyên bố đầu hàng. Etorofu được phía Nga gọi là Iturup, còn Kunashiri được gọi là Kunashir. Khi đó, Liên Xô đã di dời 17.000 người Nhật trên quần đảo này sang Kazakhstan và Uzbekistan, đến năm 1946 thì tuyên bố bốn hòn đảo thuộc Liên Xô.
Năm 1956, khi nước Nhật và Liên Xô thiết lập quan hệ ngoại giao, nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã đề nghị trả lại hai đảo Shikotan và Habomai cho Nhật. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã không đi đến đâu. Năm 1991, tổng thống Nga Boris Yeltsin từng đề cập lại vấn đề này nhưng bị dư luận Nga phản đối quyết liệt.