Mandrogi là một ngôi làng nhỏ truyền thống được xây dựng lại và nằm bên bờ sông Svir, nối liền với những hồ Lakesoga và Onega của châu Âu. Những ngôi nhà nhỏ xinh xắn nơi đây được thiết kế và xây dựng mang đậm lối kiến trúc phong cách Nga, chính vì thế nó vô cùng thu hút du khawchs từ khắp nơi đi tour du lịch Nga tới chiêm ngưỡng và khám phá. Nếu tính theo đường thủy, ngôi làng nhỏ bé này còn cách thành phố St. Petersburg 270 km. Trên hành trình xuôi dòng Volga bằng du thuyền tới St. Petersburg, đoàn du khách người Việt đã có dịp ghé qua ngôi làng nhỏ Mandrogi- nơi đại diện cho truyền thống lịch sử lãng mạn đầy hào hùng của nước Nga vĩ đại và những dòng cảm xúc riêng đã được ghi lại qua cảm nhận của thành viên trong đoàn là bác Tạ Chính.
LÀM GÌ NẾU THẤT LẠC HÀNH LÝ TẠI SÂN BAY NGA?“Điểm đến Mandrogi và một ngày đáng nhớ của tôi.
Trên tàu từ khoảng 21h tại tầng trên cùng có Gala Concert và live music, nhưng khi tôi đi về đầu mũi tàu đã nghe chít chít trong điện thoại. Hiểu sẽ có nhiều tin cả trên zalo, cả trên fb, viber nên quay về phòng mang cả laptop lên Bar ngồi. Xử lý tin không kịp, nhưng ngồi lâu quá ở đây cũng không được, đành về phòng. Lúc này mới thấy cần wifi thế.
Vẫn không quên dậy sớm, 5h30 sáng tôi lại lên boong. Trời trong xanh từ sớm nên con sông Svir thật đẹp. Mặt sông như một chiếc gương lớn, vài chỗ sương nhẹ bay bay. Thấp thoáng những ngôi làng nhỏ với một đôi nóc nhà thờ xinh xắn vươn lên. Rừng cây ven sông trông cũng rõ hơn sự chuyển mùa và đa màu sắc hơn. Khi mặt trời mới nhú tôi đã bấm nhát đầu tiên và không rời nó cho đến khi đã lên hẳn khỏi đường chân trời, rồi cả khi bị đám mây che nhưng không che nổi khi lại có mặt trời phản chiếu từ mặt sông. Một cảm xúc tuyệt vời về ánh bình minh. Chỉ tiếc, mình không đủ kỹ thuật, phương tiện để ghi lại.
Trên Sông Svir có 2 âu tàu, âu tàu cao và âu tàu thấp, hướng từ Hồ Onega sang Hồ Ladoga. Qua âu tàu cao thì đã hơn 8h sáng 15/9 và đúng 10h tàu cập bến Mandrogi với hàng bạch dương dài dọc cảng. Nơi tập trung các đoàn để có người giới thiệu chính là Bảo tàng Rượu Vodka. Dọc đường đến đó có nhiều nhà hàng, các xưởng (workshop) làm hàng thủ công và nhiều cây cối rất đẹp nên cũng phải mất nhiều thời gian, đoàn tôi mới tề tựu về Bảo tàng này được. Bên trong Bảo tàng là một bức tường cao treo đầy chai vodka. Có một quầy bán rượu, nhưng cũng như cô HDV đã cảnh báo, giá ở đây rất mắc, đành ngắm và thử rượu. Cô nhân viên bảo tàng này là người đã sang Việt Nam, đã giao lưu nhiều với người Việt Nam nên rất vui vẻ trình bày về lịch sử rượu vodka, lịch sử bảo tàng và giới thiệu các loại rượu. Một sơ đồ làm rượu, một tấm bảng ghi ngắn gọn về thợ đầu tiên nấu rượu vodka. Sơn Kều cũng kịp làm một kiểu uống khát vọng với Tania. Anh em trong đoàn lúc này mới thấy hết cái tài của Sơn Kều, diễn hình nào cũng sâu…sắc.
Ra khỏi bảo tàng thì mọi người đi thăm tự do, bằng phương tiện cũng tự do. Mình đi xuống khu làng cổ, nhưng không cái nào đẹp bằng ở Kizhi. Đi xem lò rèn, xưởng mỹ nghệ, xưởng gốm… Một chú sóc xinh xắn đứng chào rồi lao lên cây cao. Mỏi chân, đi về tàu và ngồi chờ ở một quán giải khát gần bến. 12h30 tàu rời bến. 12h45 qua âu tàu thấp, âu tàu cuối cùng để ra Hồ Ladoga đi đến St Petersburg. Cạnh âu tàu, khi nước chưa tháo, mấy cây táo, cây mơ sai quả chín trông thật thích, nhưng chắc cũng không ăn được.
Đúng 19h, Thuyền trưởng Tàu Victoria mời rượu chia tay hành khách. Sau phát biểu ngắn của Thuyền trưởng, Giám đốc Khách sạn, giám đốc Nhà hàng, các nhóm chuyên môn trên tàu đều ra chào. Xong, mọi người xuống ăn tối. Dù đã được báo trước nhưng tôi vẫn rất bất ngờ, xúc động và thật vui vì ở một địa điểm xa nhà vạn dặm, tôi được bạn bè, anh chị em trong đoàn và nhà tàu tổ chức sinh nhật tròn tuổi 65 rất tình cảm, chu đáo. Tiếng nhạc vang lên với 2 cô gái Nga chơi đàn đi vào, Tania cùng cô Hương mang bánh sinh nhật đến và các chị em mang tạp dề Nga vây quanh cùng hát Happy Birthday. Sướng quá mình cũng hát theo, nhưng bài hát ấy có địa chỉ hẳn hoi: “to you” cơ mà, mình còn chúc ai nữa???. Anh em, cả các cháu cũng nâng ly chúc mừng. Tôi sẽ nhớ mãi kỷ niệm này.
Một hoạt động hấp dẫn nữa trong tối đó là Thi hát giữa các đoàn. Đoàn Việt Nam vừa đông nhất và cũng xứng đáng được diễn đầu tiên. Với bài “Trống cơm” sôi nổi, nhịp điệu tăng dần, hát hay hơn lúc tập, cũng làm khán phòng nóng lên. Sau đó cũng không có đoàn nào làm nổi, mặc dù khi tập thì đoàn Nauy hát cực hay. Coi như là buổi tối cuối cùng có hoạt động chung nên chương trình Live music để mọi người dancing kéo tới khuya. Xem qua TV, thấy cô Hương, Tania và một bạn trẻ đoàn SG tích cực đến phút chót.”