Nước Nga đón năm mới 2 lần cũng giống với người Việt Nam. Họ mừng năm mới vào ngày 1/1 và một ngày khác nữa. Vậy ngày đó là ngày nào? Nước Nga dùng lịch gì?
Nhân khẩu và Ngôn ngữ ở NgaThời gian đón giao thừa truyền thống của Nga
Đó chính là đêm ngày 13/1 – rạng sáng ngày 14/1 và ngày 14/1 đó được coi như mùng 1 tết Nga. Du lịch Nga vào thời điểm này sẽ rất thú vị với nhiều hoạt động hấp dẫn.
Tại sao lại có sự khác biệt đó? Nước Nga dùng lịch gì?
Người Nga xưa kia sử dụng lịch Julian và theo lịch này, một năm sẽ bắt đầu muộn hơn 13 ngày so với lịch quốc tế như hiện nay – lịch Gregorian.
Lịch Julian và Gregorian là hệ thống tính toán được sử dụng nhiều nhất trong thiên niên kỷ gần đây. Khi lịch Gregorian trở nên chính xác hơn, nó đã lan truyền rộng rãi kể từ nửa sau của thiên niên kỷ thứ hai sau công nguyên. Sự chuyển giao này có thể được giải thích bằng các mối quan hệ quốc tế đang phát triển, với cả thương nhân và các nhà lãnh đạo chính trị cần cùng một hệ thống thời gian. Lịch Gregorian được thông qua ở Nga vào năm 1918 khi những người Bolshevik đã nắm quyền lực một năm trước khi ban hành một sắc lệnh đặc biệt.
Dù lịch Gregorian đã được sử dụng rộng rãi trên toàn nước Nga tuy nhiên, nhiều người Nga ăn mừng đầu năm mới vào ngày 14/1 thay vì ngày 1/1 như hiện nay.
Lịch sử tết truyền thống Nga
Ngày lễ này gắn liền với nhiều truyền thống và phong tục. Trước đây, trong lịch Julian của Nga, ngày này được gọi là ngày Vasiliev và có ảnh hưởng lớn đến năm sau. Ngày này được tổ chức như một ngày lễ nông nghiệp "Oseni" hoặc "avser" với mong muốn trong năm mới sẽ có được một mùa màng bội thu.
Những món ăn truyền thống
Chủ nhà sẽ thiết đãi khách món móng giò heo luộc và bánh nướng. Tất cả món ăn còn lại đều được dùng kèm với thịt lợn.