==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Tham Khảo Thêm

Đêm trắng là hoàng hôn và bình minh kéo dài suốt đêm. Trong thiên văn học người ta gọi hoàng hôn là khoảng thời gian, khi mà Mặt trời nằm không quá thấp dưới đường chân trời.

Lễ Hội Tiễn Mùa Đông Maslenitsa Lễ Hội Tiễn Mùa Đông Maslenitsa

Đêm Trắng Nga - Ảnh 1

Đêm trắng là một hiện tượng vật lý đầy thú vị, hấp dẫn du khách trên thế giới đến du lịch Nga để khám phá

Hoàng hôn có 3 cấp. Hoàng hôn dân sự (civil twilight-vùng 1 trên hình vẽ) bắt đầu ngay khi Mặt trời lặn và kéo dài cho đến khi Mặt trời hạ thấp 6 độ dưới đường chân trời. Trong giai đoạn này trời còn tương đối sáng, và trên thực tế không nhìn thấy các vì sao trên trời. Sau hoàng hôn dân sự là hoàng hôn hàng hải (nautical twilight-vùng 2 trên hình vẽ), khi đã nhìn rõ những vì sao sáng và người ta có thể theo đó xác định tọa độ của tàu biển. Khi Mặt trời xuống dưới đường chân trời 12 độ, bắt đầu hoàng hôn thiên văn (astronomical twilight-vùng 3 trên hình vẽ). Trong giai đoạn này đã nhìn rõ tất cả các vì sao, nhưng trên trời vẫn còn hơi sáng, cản trở việc quan sát các vật thể mờ giống mây.

Người ta coi rằng, đêm thiên văn thực sự chỉ bắt đầu khi Mặt trời lặn xuống 18 độ dưới đường chân trời. Trước lúc mặt trời mọc bình minh lại thay thế theo thứ tự ngược lại: thiên văn, hàng hải, dân sự.

Ở các vĩ độ thấp Mặt trời ban ngày lặn xuống dưới đường chân trời theo quỹ đạo dốc và cả ba mốc hoàng hôn đi qua tương đối nhanh. Thời gian từ lúc mặt trời lặn cho đến đêm thiên văn chỉ khoảng một giờ rưỡi, đôi khi ít hơn. Ở các vĩ độ cao Mặt trời tiến tới đường chân trời theo quỹ đạo thoai thoải và lặn xuống dưới nó chậm. Hơn nữa vào mùa hè thậm chí tới nửa đêm Mặt trời không kịp vượt qua vùng hoàng hôn và bắt đầu mọc ngay. Có nghĩa là đêm thiên văn thực sự không kịp bắt đầu. Hiện tượng này được gọi là đêm trắng.

Ở bắc bán cầu Mặt trời thường cao nhất (cả lúc giữa trưa, cả lúc nửa đêm) vào ngày hạ chí 21 tháng 6. Vĩ độ lúc nửa đêm của nó bằng 90° – (φ + ε), ở đây φ — vĩ độ địa lý, còn ε = 23,5° — độ nghiêng của trục trái đất. Vào ngày này trên các vĩ độ lớn hơn 66,5 độ (trên vòng cực bắc-xem hình vẽ) Mặt trời hoàn toàn không lặn - ở đây sẽ quan sát thấy ngày cực. Trên các vĩ độ từ 60,5 đến 66,5 cả đêm sẽ là hoàng hôn (bình minh) dân sự. Trên các vĩ độ từ 54,5 đến 60,5 – hoàng hôn (bình minh) hàng hải, còn dưới 48,5 độ có thể có các ngày hoàng hôn (bình minh) thiên văn kéo dài suốt đêm.

Theo đây có thể nói rằng, đêm trắng là đặc điểm của phần lớn lãnh thổ Nga. Chuyện khác là người ta chú ý đến vùng nào. Xanh Pê-téc-bua (vĩ độ 59,9) – thành phố có vĩ độ cao nhất trong số các thành phố có dân số hơn 1 triệu người trên thế giới. Sự kết hợp các điều kiện chiếu sáng đặc biệt với kiến trúc của thành phố tạo ra cảnh tượng đặc biệt, vì vậy đêm trắng luôn luôn gắn bó mật thiết với Xanh Pê-téc-bua.

Người ta cho rằng, đêm trắng tại thành phố Xanh Pê-téc-bua kéo dài từ 11 tháng 6 đến 2 tháng 7, còn giai đoạn đêm rất sáng kéo dài từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 7. Bởi vì độ sáng của vòm trời, thậm chí vào lúc nửa đêm, gần bằng như lúc chiều tối, trong nửa đầu của mùa hè, theo quy định, người ta không bật hệ thống chiếu sáng đường phố tại Xanh Pê-téc-bua.

Cứ đến hè, hàng triệu du khách lại đổ về Moscow và St. Petersburg để hòa mình vào lễ hội tưng bừng chào đón đêm trắng - hiện tượng kỳ thú xảy ra ở số ít quốc gia có vĩ độ cao, nơi vào mùa hè mặt trời chiếu sáng đến tận nửa đêm, khiến cả màn đêm phủ ngập trong ánh sáng bàng bạc, lấp lánh của hoàng hôn huyền ảoTại xứ sở bạch dương, hiện tượng đêm trắng chỉ diễn ra trong 2 tháng hè (giữa tháng 5 đến cuối tháng 7) và đạt đỉnh cao vào tháng 6 - tháng có đêm trắng dài nhất trong năm. Du khách có thể quan sát đêm trắng tại nhiều thành phố miền Bắc nước Nga nhưng nhiều người cho rằng chỉ Moscow và St.Petersburg mới đem lại các trải nghiệm lãng mạn và trọn vẹn nhất. Đặt chân đến 2 thành phố này, bạn sẽ cảm nhận ngay được tình yêu say đắm người Nga dành cho “mùa đêm trắng”. Cả thành phố dường như không ngủ, mọi người rủ nhau đi dạo trong đêm, tận hưởng sự kỳ diệu của bầu trời, hòa mình vào các đám đông vui nhộn hoặc tự tình cùng người yêu trong một góc nhỏ yên bình. Các chương trình âm nhạc đường phố, lễ hội khiêu vũ, hóa trang, hòa nhạc, biểu diễn vũ kịch, múa ballet... được tổ chức khắp mọi nơi, cuốn tất cả vào cuộc vui cuồng nhiệt thâu đêm suốt sáng.

 Đêm Trắng Nga - Ảnh 2

Đêm trắng ở Moscow, Nga (ảnh chụp lúc 8 giờ tối) - Ảnh: Đoàn Xuân Hải

Đêm trắng chỉ tồn tại trong vòng 2 tháng hè ở Nga, từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 7. Đó là khoảng thời gian ấm nhất trong năm ở xứ sở bạch dương, với thời tiết mát mẻ giống Đà Lạt, chứ không tháo mồ hôi hột như ở Hà Nội hay Sài Gòn cùng thời điểm. Nếu đến Moscow vào giữa tháng 6, du khách sẽ được trải nghiệm hiện tượng thú vị này và nếu may mắn, sẽ chứng kiến 1 đêm trắng dài nhất trong năm. Cái đêm trắng ấy cứ bàng bạc khung cảnh hoàng hôn kéo dài đến tận 23 giờ và không gian chiều tà cứ lởn vởn, nhởn nhơ cuối đường chân trời khiến ta mất dần khái niệm đêm khuya. Vào thời gian này, Moscow cũng được màn đêm buông xuống trong vòng 3-4 tiếng, rồi nhanh chóng chuyển sang ngày mới trời lại sáng trưng đến nửa đêm.

Những du khách Việt nào có thói quen đi ngủ lúc 20, 21 giờ rất có thể sẽ bị đêm trắng ở nước Nga đánh lừa thị giác, vì cứ ngỡ đang còn là buổi chiều. Moscow cách Việt Nam 3 múi giờ (12 giờ đêm ở Moscow bằng 3 giờ sáng ở Việt Nam), do đó sự biến đổi đồng hồ sinh học trong mỗi người chúng ta không quá lớn nếu so với du lịch đến Anh quốc hoặc Mỹ. “Trăm năm có một”, khi đã du lịch đến Moscow vào những đêm trắng, có lẽ bạn chớ nên đi ngủ sớm mà hãy thức trọn với nó, hãy tận hưởng “món quà của tự nhiên” dành cho nước Nga. Nếu có điều gì đó còn chút bâng khuâng, thì đó chính là chuyện làm gì đây trong những đêm trắng ấy, không lẽ cứ đứng ngoài phố nhìn mãi lên bầu trời?

 

Đêm Trắng Nga - Trải Nghiệm Phép Màu Dưới Ánh Bạch Dương

Đêm Trắng Nga - Trải Nghiệm Phép Màu Dưới Ánh Bạch Dương
11 1 12 23 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==