VietsenseTravel sẽ giới thiệu với các bạn 1 số địa điểm tự nhiên của Nga vô cùng hấp dẫn và tuyệt vời sau :
Biển Trắng và PomorNúi vàng Altai
Dãy núi Altay, hay dãy núi Altai, là một dãy núi ở trung tâm châu Á, nằm trên khu vực biên giới Nga, Trung Quốc, Mông Cổ và Kazakhstan, và là thượng nguồn của các con sông lớn như Irtysh, Obi và Enisei. Điểm du lịch nga tự nhiên này sở hữu những điểm vô cùng thu hút. Phần kết thúc phía tây bắc của dãy núi là tọa độ 52° Bắc và trong khoảng 84-90° Đông (tại đây nó nối liền với dãy núi Sayan ở phía đông). Dãy núi này kéo dài về phía đông nam từ đây tới khu vực có tọa độ khoảng 45° Bắc 99° Đông, tại đây nó thấp dần và hòa trộn vào vùng cao nguyên của sa mạc Gobi.
Tên gọi của dãy núi trong tiếng Turk là Alytau hay Altay, trong đó Al có nghĩa là "vàng", tau là "núi"; trong tiếng Mông Cổ là Altain-ula, tức "dãy núi Vàng". Dãy núi này còn có tên gọi bản địa khác là Ek-tagh, Altai Mông Cổ, Đại Altai và Nam Altai.
Hồ Baikal
Hồ Baikal, nằm ở phía nam Siberia, thuộc lãnh thổ Nga, còn được biết đến với cái tên “Con mắt xanh của Siberia”. Với độ sâu 1.637m, Baikal được coi là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới, đồng thời là hồ có trữ lượng nước ngọt lớn nhất thế giới, chiếm xấp xỉ 20% trữ lượng nước ngọt trên toàn thế giới. Theo tính toán, lượng nước này đủ dùng cho cả nhân loại trong vòng 40 năm.
Hồ Baikal nằm trong một thung lũng tách giãn, được tạo thành bởi đới đứt gãy Baikal, nơi lớp vở trái đất bị tách ra. Phần đáy của hồ sâu 1.186,5 m dưới mực nước biển, song bên dưới đó là 7 km trầm tích vì thể điểm đáy của đứt gãy sâu 8–11 km dưới mặt đất xung quanh. Đây là đứt gãy trên lục địa sâu nhất trên trái đất và sẽ mở rộng khoảng 2 cm mỗi năm. Có khoảng 330 con sông và nhánh sông khác nhau chảy vào hồ, nhưng nó lại chỉ có một đường thoát nước là đổ vào sông Angara.
Đảo Kizhi
là một hòn đảo trên hồ Onezh tại Karelia, Nga. Với các nhà thờ, nhà và các công trình khác bằng gỗ. Nó là một trong những điểm đến phổ biến nhất của du khách tại Nga. Phần lớn trong chúng được dựng lên tại chỗ, những công trình còn lại được chuyển từ các nơi khác đến. Theo một trong các truyền thuyết, các tòa nhà được làm từ một cây búa (không có các công cụ khác), mà sau đó người thợ cả đã ném nó xuống hồ.
Hiện nay tại Kizhi là Viện bảo tàng-bảo tồn dân tộc học và kiến trúc-lịch sử quốc gia Liên bang Nga (GIAEMZ). Kizhi từ năm 1990 đã được đưa vào trong danh sách di sản thế giới và nằm dưới sự bảo vệ của UNESCO. Đảo này dài khoảng 7 km và rộng 0,5 km. Nó được bao bọc bởi khoảng 5.000 đảo khác, phần lớn trong số đó rất nhỏ-một số trong chúng chỉ có kích thước khoảng 2x2 m, mặc dù một số đảo khác lại khá lớn, có đảo dài tới 35 km. Kizhi là nơi định cư thời trung cổ bao gồm trên 100 làng vào thế kỷ 16. Các ghi chép đầu tiên nhắc tới Kizhi có từ thế kỷ 12.
Biển Đen
Biển Đen, tên gọi khác là Hắc Hải - là một biển nội địa nằm giữa Đông Nam châu Âu và vùng Tiểu Á. Biển Đen được nối với Địa Trung Hải qua eo biển Bosporus và biển Marmara. Biển Đen có diện tích vào khoảng 422.000 km², nơi sâu nhất đến 2210 mét. Sông Danube là dòng sông quan trọng nhất đổ vào Biển Đen. Được mệnh danh là biển ấm nhất Trái Đất.
Hắc Hải có màu bình thường như các biển khác. Người Hy Lạp, Lưỡng Hà cổ đại thường dùng màu sắc để chỉ phương hướng. Màu vàng tượng trưng cho phương Đông, màu đỏ cho phương Nam, màu đen cho phương Bắc và màu xanh cho phương Tây. Hắc Hải nằm giáp Ukraina, phía bắc Hy Lạp.
Sông Moskva
Sông Moskva là một con sông ở Trung Nga, chảy trong tỉnh Moskva và một phần của tỉnh Smolensk tại Nga, đồng thời là sông nhánh phía tả ngạn của sông Oka. Sông Oka lại là sông nhánh của sông Volga. Chiều dài của con sông này là 503 km. Diện tích lưu vực của nó là 17.600 km². Nó bị đóng băng trong giai đoạn tháng 11-12 và nằm dưới băng cho đến tháng Ba-Tư. Các sông nhánh chính của nó là Ruza, Istra, Yauza, Pakhra và Severka.
Sông này bắt nguồn từ vùng đầm lầy Starkovskoe trong khu vực bình nguyên Smolensk-Moskva. Trong tiếng Nga, người ta gọi đầu nguồn của nó là "Москворецкая лужа" (tức vũng nước Moskva). Ở phần thượng nguồn (16 km tính từ đầu nguồn) nó vượt qua tỉnh Smolensk, chảy qua hồ Mikhailovskoe (theo quan điểm của một số nhà khoa học thì bắt đầu từ đây người ta mới tính là sông Moskva). Nó đổ vào sông Oka cạnh thị trấn Kolomna. Độ chênh lệch về chiều cao tính từ đầu nguồn đến của sông là 155,5 m.
Núi Elbrus
Đỉnh Elbrus là một đỉnh núi nằm ở miền tây dãy núi Kavkaz, tại nước cộng hòa tự trị Kabardino-Balkaria thuộc Liên bang Nga, gần biên giới với Gruzia. Một núi lửa đã không hoạt động kể từ khoảng 2.000 năm trước, nó là đỉnh núi cao nhất trong dãy Kavkaz, phần thuộc về châu Âu (nếu biên giới giữa châu Âu và châu Á được coi là nằm ở phía nam đỉnh Elbrus - tại khu vực sông Kura và Qvirila). Đỉnh phía tây của Elbrus có độ cao 5.642 m (18.510 ft) và có thể coi là đỉnh núi cao nhất tại châu Âu.
Đỉnh phía đông thấp hơn một chút: nó cao 5.621 m (18.442 ft). Hai đỉnh này cách nhau khoảng 3 km, nối với nhau bằng một khu vực lõm xuống (yên ngựa) nằm ở cao độ khoảng 5.200 m. Tổng diện tích bị đóng băng là khoảng 134,5 km². Prielbrusje, khu điều dưỡng với môn thể thao trượt tuyết nổi tiếng nhất tại Nga, nằm tại núi này. Theo phân loại leo núi thì Elbrus được đánh giá là cấp núi tuyết-băng cấp 2A khi leo len đỉnh phía tây từ phía bắc của nó, còn đi qua cả 2 đỉnh là cấp 2B. Có các hành trình phức tạp khác, chẳng hạn Elbrus (Z) theo sườn núi S-Z: cấp 3A. Các khe núi Adylsu, Shkheldy, Adyrsu hay các khối núi Donguzoruna vàUshby cũng rất phổ biến trong số các nhà leo núi và các du khách ưa thích leo núi.
Rừng Taiga
Taiga hay rừng taiga (từ tiếng Mông Cổ) là một quần xã sinh vật với đặc trưng nổi bật là các rừng cây lá kim. Taiga bao phủ hầu hết phần trên đại lục của Alaska, Canada, Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy và Nga (đặc biệt là Siberi), cũng như phần xa nhất về phía bắc của Hoa Kỳ (không kể Alaska), bắc Kazakhstan và khu vực Hokkaido của Nhật Bản. Rừng taiga là quần xã sinh vật đất liền lớn nhất trên thế giới. Tại Canada, thuật ngữ boreal forest (rừng phương bắc) được sử dụng để chỉ phần phía nam của quần xã sinh vật này, trong khi "taiga" được dùng để chỉ khu vực phía bắc trơ trụi hơn, ở phía nam của ranh giới cây gỗ Bắc Cực.
Do Bắc Mỹ và đại lục Á-Âu trong quá khứ gần đây đã được nối liền bằng cầu đất liền Bering, nên một loạt các loài động-thực vật (chủ yếu là động vật) đã có thể xâm chiếm cả hai lục địa này và được phân bổ trong quần xã sinh vật taiga. Các nhóm sinh vật khác thì khác biẹt theo khu vực, thông thường với mỗi chi có vài loài khác biệt, chúng chiếm các khu vực khác nhau của rừng taiga. Rừng taiga cũng có một số loài cây gỗ lá nhỏ sớm rụng như bạch dương, tống quán sủi, liễu và dương rung; chủ yếu trong các khu vực không có mùa đông quá lạnh. Tuy nhiên, các loài thông rụng lá lại sinh sống trong những khu vực có mùa đông lạnh giá nhất ở Bắc bán cầu, tại miền đông Siberi. Phần phía nam của rừng taiga còn có các loài cây như sồi, phong và du rải rác trong các rừng cây lá kim.
Cao Nguyên Man Pupu Nyor
Cao Nguyên Man Pupu Nyor với những cây cột đá ở cao nguyên Man Pupu Nyor là một di sản địa chất được điêu khắc sâu trong vùng núi Ural của Nga. Đây xứng đáng là kì quan thiên nhiên tuyệt hảo. Nếu bạn yêu thích phiêu lưu và đang tìm kiếm cho mình kỳ nghỉ tại một nơi mà không thể nào quên, có thể cao nguyên Man Pupu Nyro là một thử thách mới. Thời tiết không ổn định làm cho 7 cây cột đá thay đổi hình dạng nhiều lần trong ngày. Mỗi tháng, những cột đá này đều mang lại một điều gì đó mới lạ cho cao nguyên. Cho nên địa điểm du lịch này thú vị đối với nhiều du khách, không lo ngại gì về vấn đề mùa cao điểm như những địa điểm du lịch nổi tiếng khác.
Du khách sẽ hoàn toàn choáng ngợp trước vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ của thiên nhiên và kỳ quan ở cao nguyên Man Pupu Nyor. Tuy ở Nga cũng còn những cột đá bị phong hóa, nhưng không có cột đá nào khác có thể cạnh tranh với vẻ đẹp của 7 gã khổng lồ ngự trị nơi đây.
Phần 1 - du lịch nga nên đi đâu? Mời các bạn tham khảo theo đường link: http://dulichnga.info/du-lich-nga-nen-di-dau-pn.html